Làm thế nào để có thể Margin Trading trên sàn Poloniex là câu hỏi được mọi người quan tâm nhiều nhất. Chính vì điều này hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về thị trường Margin Trading và Lending nhưng xin lưu ý tằng Margin Trading thuộc về phần nâng cao, không dành cho các bạn mới tham gia vào trading, nếu bạn là người mới tìm hiểu về trade coin xin vui lòng quay lại bài viết này để nắm rõ hơn.
Đầu tiên, Margin Trading sẽ có nhiều khó khăn hơn so với Exchange Trading vì các bạn phải tốn thêm các chi phí liên quan . Hầu hết mọi người đều coi Marign Trading như là một chiến lược ngắn hạn khi thị trường có biến động. Nếu các bạn bắt đúng thời cơ , bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền so với Exchange Trading.
Vậy nên khi thời cơ tới bạn sẽ phải vay tiền để có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Điều đó được gọi là Margin Trading, thật tuyệt vời khi trên Poloniex bạn có thể margin với 11 loại Altcoin khác nhau
Có 3 phần khác nhau trên Poloniex tương ứng với 3 loại ví bạn có thể trade trên Poloniex :
1. Exchange
2. Margin
3. Lending
Ở đây mình sẽ có ví dụ cụ thể cho các bạn. Giả sử bạn đặt Ethereum (ETH) là tài sản thế chấp khi tham gia vào Margin Trading, bạn phải chuyển tiền vào ví Margin Trading, toàn bộ số tài sản trong ví này được xem như là đại diện của nghĩa vụ trả nợ của bạn đối với Poloniex.
Trong thị trường Margin Trading, có 11 loại Altcoin mà bạn có thể trading, bạn có thể "short" hoặc "long" bằng cách sử dụng tài sản thế chấp của Poloniex
- Nếu bạn chọn "long" ( Mua trước bán sau ) - Bạn sẽ có lợi nhuận khi thị trường đi lên
- Nếu bạn chọn "short" ( Bán trước mua sau ) - Bạn sẽ có lợi nhuận khi thị trường đi xuống
Ý nghĩa của các thông số trong lệnh của Margin
- Position: Chiều đánh của bạn (Long hoặc Short).
- Amount: Số lượng đồng coin thực tế bạn mua được (sau khi trừ các loại phí). Nếu bạn đánh lệnh là Short, giá trị sẽ là âm.
- Base Price: Giá tại thời điểm huề vốn.
- Est. Liquidation Price: Giá mua cao nhất nếu ở vị thế Long và giá bán thấp nhất nếu ở vị thế Short khi tiến trình bị buộc trả nợ thực thi. Lưu ý cái này chỉ là giá dự tính và không chính xác với giá khi lệnh buộc trả nợ được thực thi. Giá thực sự khi lệnh buộc thoát vị trí thực hiện không thể nào hoàn toàn dự báo trước, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố; như là số lượng và độ lớn các vị thế và đặt lệnh, số tiền bảo đảm khoản vay, trạng thái thị trường, điều kiện giá.
- Unrealized P/L: Số lợi nhuận hoặc lỗ nếu thực hiện đóng lệnh. Đã bao gồm phí vay đã đóng.
- Unrealized Lending Fees: Phí dự tính của các khoản vay hiện tại.
- Action: Chọn “Close” để chốt lệnh trong sàn.
Ý nghĩa của các thông số trong tài khoản Margin
- Total Margin Value: Tất cả giá trị của các loại tiền khác nhau quỹ đổi thành BTC trong tài khoản Margin. Nó được tính bằng tổng số lượng BTC cộng (hoặc trừ) với số dư của các tài khoản khác: Bao gồm số tiền đang được đặt lệnh. Giá trị tài khoản có thây đổi nhanh chóng theo điều kiện của thị trường.
- Unrealized P/L: Số lợi nhuận (hoặc lỗ) gần đúng nếu tất cả các vị thế nếu đóng vị thế tại thời điểm, chưa bao gồm lãi suất vay.
- Unrealized Lending Fees: Tổng lãi suất dự tính phải trả cho các khoản vay đang vay.
- Net Value: Tổng của Total Margin Value, Unrealized P/L, và Unrealized Lending Fees. Giá trị đại diện cho mức bảo đảm khoản vay.
- Total Borrowed Value: Tổng giá trị BTC khi mở khoản vay. Nó là tổng BTC đang mượn và tổng BTC sẽ cần phải có để giao dịch trên bảng đặt lệnh. Giá trị này có thể thây đổi nhanh chóng nếu điều kiện thị trường thây đổi.
- Initial Margin: Tỷ lệ phần trăm giá trị đã trừ phí bạn có thể vay. Ví dụ, nếu vay 3BTC và Initial Margin là 40%, bạn phải có ít nhất 40% của 3BTC, tức là 1,2 BTC trong tài khoản Margin. chưa bao gồm phí vay và khoản lỗ.
- Maintenance Margin: Tỷ lệ bắt buộc của giá trị tài khoản hiện tại (Net Value) so với khoản vây để đảm bảo không bị buộc trả nợ (cháy tài khoản).
- Current Margin: Tỷ lệ thực tế của giá trị tài khoản (Net Value) so với tài khoản vây tại thời điểm. Current Margin là tỷ lệ dùng để cảnh báo, vì nếu nó thấp hơn Maintenance Margin, thì tài khoản của bạn sẽ chuẩn bị tiến trình bắt buộc trả nợ. Ví dụ, giả định có 1,5 BTC trong tài khoản Margin, tỷ lệ Maintenance Margin là 20%. Vay 3BTC, mở vị thế Long cho thị trường XMR. Bây giờ để tránh bị bắt buộc trả nợ, giá trị tài khoản (đã trừ phí và khoản lỗ) phải giữ mức trên 20% của 3BTC mà đã mượn, tức là 0,6 BTC. Nếu giá của XMR bắt đầu hạ, thì tổng BTC có được nhờ bán XMR sẽ giảm, và bạn sẽ lỗ. Việc lỗ này sẽ được thể hiện qua giá trị của Unrealized P/L và Net Value. Nếu tổng các khoản lỗ cộng phí vay đạt 0.9 BTC, thì giá trị tài khoản hiện tại sẽ đạt 0.6 BTC, lúc đó tiến trình buộc trả nợ sẽ thực hiện.
Điều này quá tuyệt vời so với Exchange Trading vì bạn vẫn có thể kiếm lợi nhuận khi thị trường đi xuống
Thị trường Lending đồng hành cùng thị trường Margin Trading
Mọi người có thể đạt tới 2.5 lần đòn bẩy trên Poloniex, bạn chỉ cần vay tiền và lựa chọn một xu hướng "long" hay "short".
Đối lập với thị trường Margin Trading là thị trường Lending, ở đây mọi người có thể cho người khác vay tiền với một mức lãi suất để thực hiện giao dịch bên thị trường Margin Trading.
- Nếu bạn chọn xu hướng "long" trong bất kì 11 loại Altcoin, hệ thống sẽ tự động sử dụng Bitcoin đang cho vay để tài trợ cho bạn.
- Nếu bạn đang chọn xu hướng "short", hệ thống sẽ chọn cho bạn loại Altcoin giống như loại Altcoin bạn đang giao dịch để tài trợ cho bạn
Ví dụ : Khi bạn chọn short Ethereum, hệ thống sẽ tự sử dụng Ethereum để tài trợ cho bạn, bạn sẽ thanh toán lãi suất vay của Ethereum. Còn khi chọn "long", hệ thống sử dụng Bitcoin để tài trợ bạn, bạn sẽ thanh toán lãi suất vay Bitcoin đó
Vì vậy khi tham gia Margin bạn phải xem thật kĩ lãi suất của thị trường Altcoin mà bạn muốn tham gia
Lãi suất của thị trường Lending Bitcoin hiện tại khoảng 0.13%
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét